Lịch sử và tên gọi Số nhựa

Nhà thờ St. Benedictusberg Abbey năm 1967 của Hans van der Laan có tỷ lệ theo hằng số nhựa.
Xem thêm thông tin: Toán học và nghệ thuật

Kiến trúc sư người Ha Lan và tu sĩ Benedictine Dom Hans van der Laan đưa cái tên số nhựa (tiếng Hà Lan: het plastische getal) cho số này vào năm 1928. Trong 1924, bốn năm trước khi van der Laan đặt tên, kỹ sư người Pháp Gérard Cordonnier (fr) đã phát hiện ra số này trước và gọi là số radiant (tiếng Pháp: le nombre radiant). Không như tên của tỷ lệ vàngtỷ lệ bạc, từ "nhựa" dùng bởi van der Laan không phải để nhắc đến một chất cụ thể, mà để lấy theo nghĩa tính từ, nghĩa là một vật nào đó có thể cho vào một hình ba chiều.[11] Ở đây, dựa theo Richard Padovan, lý do là bởi tỷ lệ đặc trưng của con số 3/4 và 1/7 có liên hệ với giới hạn mà tri giác con ngưới có thể liên hệ một kích thước vật lý này so với một kích thước vật lý khác. Van der Laan đã thiết kế nhà thờ St. Benedictusberg Abbey năm 1967 theo tỷ lệ của số nhựa.[12]

Số nhựa còn đôi khi được gọi là số bạc, cái tên được đưa bởi Midhat J. Gazalé[13] và sau được dùng bởi Martin Gardner,[14] nhưng cái tên đó lại dùng để gọi cho tỷ lệ bạc 1 + 2 , {\displaystyle 1+{\sqrt {2}},} một trong họ các tỷ lệ lấy từ trung bình kim loại (metallic mean) lần đầu được mô tả bởi Vera W. de Spinadel trong 1998.[15]

Martin Gardner đề cập gọi ρ 2 {\displaystyle \rho ^{2}} là "phi cao", và Donald Knuth tạo mã typography đặc biệt riêng cho tên này, một phiên bản của chữ Hy Lạp phi ("φ") với hình tròn tâm của nó được nâng lên, giống với chữ Georgia pari ("Ⴔ").[16]

Liên quan